Hội thảo nâng cao năng lực cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên

Thứ ba - 15/09/2020 20:19
Chiều ngày 11/9/2020, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên đã diễn ra hội thảo với nội dung "Chia sẻ thông tin về dự án nâng cao năng lực cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên", tiến độ các hoạt động dự án đến thời điểm tháng 9/2020 và thông tin chung về vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật. Đến dự hội thảo có Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, Ban quản lý dự án "Nâng cao năng lực cho Trung tâm HTPT GDHN", công ty PwC, đại diện Sở Lao động thương binh - Xã hội, đại diện Sở Y tế cùng cán bộ Quản lý, giáo viên của Trung tâm.
image 20200915160950 1
Bà Lò Thị Thời - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội thảo
Hội thảo tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên và thông tin chung về giáo dục trẻ khuyết tật. Tại hội thảo, Bà Trần Thị Tố Uyên - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Thư ký Dự án, đã cung cấp thông tin chung về vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật tại địa phương, tổng số trẻ khuyết tật, trẻ khuyết tật theo nhóm khuyết tật và theo độ tuổi, tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học Mầm non, đi học tiểu học. Số trường Mầm non, tiểu học có trẻ khuyết tật học hòa nhập, những khó khăn của địa phương trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật đi học, định hướng và giải pháp hỗ trợ tăng số lượng trẻ khuyết tật đi học, những đề xuất hỗ trợ.
image 20200915160950 2
Trần Thị Tố Uyên- Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Thư ký Dự án thông tin
về các vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật tại hội thảo
Là một đơn vị mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động nên MCNV đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Cán bộ điều phối chương trình,  Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đã giới thiệu về dự án và tiến độ các hoạt động dự án đến tháng 9/2020.
image 20200915160950 3
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Cán bộ điều phối chương trình,  Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam
Chia sẻ về nhưng thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cô giáo Mai Thị Hồng Nhung đã có bài phát biểu giới thiệu về Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên, những kết quả đã đạt được và nhưng nội dung Trung tâm sẽ thực hiện trong thời gian tới.
image 20200915160950 5
Cô giáo Mai Thị Hồng Nhung - Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm  phát biểu tại Hội nghị
 
Hội nghị cũng đã được nghe ý kiến của Bà Nguyễn Quý Sửu - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, thư ký Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Bộ GD&ĐT. Trong bài phát biểu, Bà Sửu cũng đã chia sẻ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật, các văn bản chính sách, các quy định về giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật, các quyết định về chương trình trợ giúp người khuyết tật.
image 20200915171651 9
Bà Nguyễn Thị Quý Sửu trao đổi thông tin tại Hội nghị

Với phần thảo luận, Hội nghị đã được nghe ý kiến phát biểu của đại diện Sở Lao động thương binh và xã hội, đại diện Sở Y tế, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo. Các ý kiến phát biểu xoay quanh vấn đề làm thế nào để tăng cường khả năng tuyên truyền ra cộng đồng về vai trò của Trung tâm và sự quan tâm của cha mẹ, người thân trong việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ để trẻ sớm có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Bà Vũ Thị Lệ - chuyên viên phòng bảo vệ chăm sóc trẻ em Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội ngh
Hội nghị cũng đã được nghe ý kiến của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ông Tạ Ngọc Trí - Phó vụ trưởng, Vụ Giáo dục Tiểu học - Phó ban thường trực, Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó Trung tâm có thể tổ chức các hoạt động dạy - học theo nhiều hình thức khác nhau, như cho học sinh tham quan và đến học 1-2 tiết/tuần vào môn phụ tại các trường Mầm non và Tiểu học, để tăng khả năng hòa nhập của học sinh với môi trường xã hội, cũng có thể tập trung học sinh khuyết tật của các trường quanh khu vực thành phố đến học tại Trung tâm 1-2 buổi /tháng. Trung tâm đến các huyện để khám sàng lọc và tư vấn cho gia đình, cho giáo viên của học sinh khuyết tật 1-2 lần/năm. Thành lập các phòng học dạy trẻ khuyết tật, vệ tinh tại các trường phổ thông. Giáo viên của Trung tâm đến dạy hoặc hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên của trưởng tại dần dần thực hiện để đúng với tên gọi "Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập".
Ông Tạ Ngọc Trí - Phó vụ trưởng,Vụ GD Tiểu học phát biểu tại Hội nghị
Ông Phạm Dũng - Giám đốc Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đã có những trao đổi, những dự định để Trung tâm ngày một phát triển phù hợp với địa phương.
Ông Phạm Dũng- Giám đốc Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan- Việt Nam
Kết thúc hội nghị, đồng chí Lò Thị Thời - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT- Trưởng ban Dự án đã kết luận và giao nhiệm vụ cho CBQL, GV của Trung tâm trong những năm tiếp theo.
Hội thảo đã khẳng định và nêu được ý nghĩa của Trung tâm. Các ý kiến xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, phát triển quy mô đúng với tên gọi của Trung tâm nhằm giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ trong giai đoạn xây dựng và quá trình phát triển của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên.
 
 
Tin, ảnh: Trần Đào 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây